Nứt tường nhà có nguy hiểm không? Cách khắc phục tường nhà bị nứt

Nứt tường nhà có nguy hiểm không là một nỗi trăn trở lớn đối với các gia chủ khi phát hiện tường nhà mình bỗng nhiên có vết nứt. Những vết nứt trên tường nhà làm cho ngôi nhà không chỉ mất đi tính thẩm mỹ mà còn làm cho gia chủ có cảm giác khó chịu, không yên tâm.

Trong bài viết hôm nay, cửa nhựa Hà Nội QuinDoor sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt để giải đáp thắc mắc nứt tường nhà có nguy hiểm không, đồng thời đưa ra một số giải pháp để xử lý, khắc phục hiện tượng này.

nứt tường nhà có nguy hiểm không

I. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt tường nhà

Tường nhà bị nứt là hiện tượng rất hay xảy ra kể cả ở nhà biệt thự, nhà tầng, nhà cấp 4, nhà phố hay nhà ở nông thôn… dù là đã xây lâu rồi hay nhà mới xây.

Nguyên nhân gây ra những vết nứt tường là do đâu? Nguyên nhân khiến tường nhà mới xây bị nứt, nguyên nhân khiến nhà cũ, nhà cấp 4 bị nứt tường. Chúng ta cùng tìm hiểu!

1.1. Tường nhà mới xây bị nứt

Nhà mới xây bị nứt tường có thể do rất nhiều nguyên nhân: Do ngoại cảnh, do yếu tố địa chất, do kỹ thuật xây dựng, do tác động vật lý…

tường mới xây bị nứt do đâu

Nứt tường nhà do yếu tố ngoại cảnh

Những tác động ngoại cảnh như: dư chấn động đất, bị đâm đụng, nhà gần đường quốc lộ, ảnh hưởng nền móng do nhà bên cạnh xây dựng… cũng là nguyên nhân dẫn đến nứt tường nhà.

Với nguyên nhân về ngoại cảnh thì hầu như chúng ta chỉ khắc phục chứ không có sự phòng ngừa trước. Vì khi rơi vào những tình huống này, ngôi nhà sẽ bị rung lắc khiến cho các lớp tường, cùng vữa trát bị gãy. Từ đó, tạo thành các đường nứt ngang trên bề mặt.

Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi nắng nóng kéo dài và mưa lâu ngày cũng khiến hơi ẩm ăn mòn các vật liệu và khiến lớp xi măng giãn nở, tạo thành những vết nứt chân chim.

Nứt tường nhà do yếu tố địa chất

Địa chất quyết định rất nhiều đến phần móng ngôi nhà. Nếu móng nằm ở khu vực đất mềm, trũng thì khi ép cọc không đều, hay sai lệch tim sẽ khiến móng dễ bị lún và nứt tường sau một thời gian sử dụng.

Đây là một nguyên nhân dẫn tới việc nhà mới xây bị nứt tường do trước khi xây khâu khảo sát địa hình không đảm bảo.

nứt tường nhà do yếu tố địa chất, suits.

 Nứt tường nhà do yếu tố địa chất, lún sụt

Nứt tường nhà do kỹ thuật xây dựng kém

Các vấn đề kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng tường rất nhiều. Nếu như các yếu tố kỹ thuật không đảm bảo thì hiện tượng nứt tường nhà rất dễ xả ra. Như là:

+ Vật liệu xây dựng không đảm bảo. Có thể do chủ nhà hoặc do phía thầu xây dựng mà đã mua loại vật liệu xây dựng kém chất lượng như gạch nung chưa già…, đây cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng nứt tường nhà

+ Gia cố, ép cọc, thi công móng không đảm bảo kỹ thuật.

+ Giằng móng kém chất lượng.

+ Bê tông không đạt chuẩn, tỷ lệ pha trộn chênh lệch lớn, có thể thừa nguyên liệu này nhưng nguyên liệu kia lại không đủ.

+ Cốt thép chất lượng kém: bố trí thép thưa, bản rộng.

+ Để mạch ngừng khi thi công.

+ Sử dụng chất liệu khác nhau để làm bê tông giữa các lần đổ.

+ Không tính toán khả năng chịu lực của móng và xây nhà vượt quá giới hạn này.

+ Pha trộn xi cát không đúng tỷ lệ. 

+ Tường nhà bị nứt do kỹ thuật sơn tường không đảm bảo. Nguyên nhân tường nhà bị nứt do kỹ thuật sơn trát không đạt chất lượng. Có thể lớp bột trát ban đầu không đều tay hoặc bột quá nhiều.

Thực tế cho thấy, dù tay nghề thợ cao thì quá trình công trình chỉ đảm bảo xây dựng theo đúng thiết kế và cũng khó tránh khỏi tình trạng nứt, lún móng… Vì vậy, giám sát về mặt kỹ thuật rất quan trọng để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Nứt tường nhà do tác động vật lý mạnh

Khi dùng lực va đập mạnh như khoan tường, đục tường hay đóng đinh cũng sẽ khiến tường dễ bị nứt.

1.2. Nhà cấp 4 bị nứt tường

Nhà cấp 4 được xây dựng chủ yếu ở ngoại thành và các vùng nông thôn, nguyên nhân khiến nhà cấp 4 bị nứt tường cũng tương tự như nguyên nhân nứt tường ở nhà mới xây. Chỉ thêm một số nguyên nhân khác như sau:

Nhà cấp 4 bị nứt tường do vị trí xây dựng

Như trên đã đề cập, nhà cấp 4 chủ yếu được xây dựng ở nông thôn, hầu hết cạnh các ngôi nhà đều có ao, hoặc  nhà ven sông, nhà chân đồi núi…

Do vị trí địa lý các nơi dễ sạt lở, dễ lún cũng gây ra hiện tượng nứt tường nhà, đặc biệt là những căn nhà đã xây dựng lâu năm.

Nhà cấp 4 bị nứt tường do yếu tố thời tiết

        Một nguyên nhân thường gặp nhất ở các ngôi nhà cấp 4 ở vùng nông thôn bị nứt tường là do yếu tố thời tiết như bão lũ, gió giật, lốc xoáy cũng là 1 nguyên nhân tác động trực tiếp đến hiện tượng nhà cấp 4 bị nứt

Nhà cấp 4 bị nứt tường do tác động vật lý

Khi dùng lực va đập mạnh như khoan tường, đục tường hay đóng đinh cũng sẽ khiến tường dễ bị nứt, nhất là những ngôi nhà xây dựng lâu ngày. Trong trường hợp, ngôi nhà cũ hay nhà cấp 4 bị nứt tường thì các vết nứt thường ở những góc cột, tường và mép cửa.

nhà cấp 4 thường xây ra hiện tượng nứt tường

Nhà cấp 4 thường xảy ra hiện tượng nứt tường ở vị trí góc cột, mép cửa sổ…

Với các vết nứt nhỏ thì không ảnh hưởng đến kết cấu. Tuy nhiên, vết nứt lớn thì có thể lan rất nhanh nên bạn cần xử lý ngay để tránh tình trạng vết nứt trở nên khó khắc phục, và đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng như người nhà.

II. Nứt tường nhà có nguy hiểm không

Thông thường, các vết nứt có thể xảy ra ở mọi ngôi nhà, kể cả nhà mới xây, nhà xây lâu năm, nhà mái bằng, nhà cấp 4… Điều này đã được lý giải bởi do nhiều yếu tố tác động, từ khách quan đến chủ quan. Tương ứng với mức độ của vết nứt mà khả năng gây nguy hiểm cũng khác nhau.

2.1. Các vết nứt tường nhỏ

Nhà có vết chân chim, tường bị nứt nhẹ thì chưa đến mức nguy hiểm nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Thực tế, các vết nứt nông, vết rạn chân chim hay vết nứt lớp sơn trên bề mặt chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ. Chúng hầu như không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào nên gia đình bạn hoàn toàn có thể an tâm sống trong nhà.

2.1. Các vết nứt tường lớn, sâu

Khi tường nhà bị nứt sâu hay vết nứt rộng và lớn thì đó chính là vấn đề đáng lo ngại. Bởi nó có thể gây ra hậu quả khó lường, đôi khi ảnh hưởng đến các đồ dùng vật dụng cũng như sự an toàn của các thành viên trong nhà.

xử lý vết nứt ở mép tường

Tường nhà bị nứt sâu, vết nứt lớn đôi khi gây mất sự toàn cho gia chủ

Có không ít trường hợp, tường bị nứt lớn, làm thiệt hại về tài sản như nước mưa ngấm qua khe nứt và gây dột, thấm nước làm ẩm ướt các đồ đạc trong nhà nhất là đồ điện tử khi ẩm ướt dễ bị chân điện gây cháy nổ, hỏa hoạn. Những vết nứt lớn, do thời tiết mưa nắng thất thường có thể gây bong tróc gạch vữa rơi xuống gây hỏng đồ đạc hoặc nguy hiểm hơn là có thể gây ra tai nạn, chấn thương cho các thành viên trong nhà.

Nếu để tình trạng này trong thời gian dài sẽ có thể làm nhà bị đứt gãy, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng sập nhà. Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế và không lường trước được nguy cơ có thể gây tai nạn thương tích nặng khi nhà bị sập.

III. Một số cách khắc phục tường nhà bị nứt

Khi đã nghiên cứu, tìm hiểu được nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt tường nhà thì bạn nên đưa ra hướng xử lý khắc phục nhanh chóng, nhằm hạn chế những rủi ro, những thiệt hại có thể xảy ra.

3.1. Phương pháp chủ động phòng tránh trước khi xây nhà

Bạn hãy chủ động phòng tránh tình trạng nứt bằng cách làm đúng ngay từ đầu.

Tức là, trước khi xây nhà, việc đầu tiên bạn cần làm là khảo sát vị trí mảnh đất để biết các vấn đề địa chất tại đó như có gần sông, ao hồ, gần đường quốc lộ, đất lún…

Thứ hai là, trong giai đoạn thiết kế, hãy nhờ người có chuyên môn để vẽ kết cấu, kiến trúc, điện nước. Đồng thời, thi công đúng theo thiết kế. Bởi trong quá trình lập bản vẽ, kiến trúc sư đã tính toán khả năng chịu lực, tải trọng của toàn bộ nhà. Chỉ cần bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào cũng làm ảnh hưởng đến tổng thể của kiến trúc.

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công phải yêu cầu đơn vị phụ trách có bản nhật ký công trình nhằm ghi lại toàn bộ tiến trình xây dựng. Điều này giúp bạn kiểm soát chặt chẽ và quản lý được các hoạt động xây dựng.

Lưu ý, nên thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp, bạn sẽ được đảm bảo về vấn đề chất lượng kỹ thuật. Thêm vào đó, nếu xảy ra sự cố nứt xẻ thì họ sẽ chịu trách nhiệm khắc phục, xử lý vết nứt tường gạch.

Tiếp đến, để phòng ngừa nứt tường do thời tiết, bạn cần chú trọng đến công tác chống thấm. Biện pháp này cực kỳ hữu hiệu để ngăn chặn sự bong tróc, nứt nẻ trong quá trình sinh sống tại ngôi nhà.

tường nhà bị nứt

3.2. Phương pháp xử lý vết nứt tường gạch cho nhà mới xây, nhà đã đang sử dụng.

Ngôi nhà đã được xây lên, dù là mới xây hay đã được sử dụng lâu rồi, khi có tình trạng nứt tường nhà xảy ra thì sẽ tùy vào mức độ nứt tường to hay nhỏ  nông hay sâu hoặc dựa vào nguyên nhân nứt để đưa ra biện pháp xử lý vết nứt tường gạch một cách hiệu quả nhất.

3.3. Xử lý các vết nứt tường, vết chân chim do kỹ thuật sơn kém chất lượng

Với các vết nứt tường do sơn thì thường có kích thước nhỏ hay ở dạng nứt chân chim. Chúng xuất hiện là do lớp sơn quá mỏng, hay trộn hồ không đều hoặc tô tường trong lúc tường đang khô.

Để khắc phục hiện tượng này, bạn chỉ cần đục và bỏ lớp xi măng cũ theo đường nứt, nếu nứt rộp thì đục bỏ lớp xi vữa cũ cho cả mảng tường. Sau đó, làm ấm tường rồi tô lại lớp xi măng mới. Kế đến, đợi khô tường hoàn toàn rồi thực hiện việc sơn chống thấm.

kích xử lý các viêm miwcs. ok

Xử lý các vết nứt chân chim trên tường tương đối đơn giản

3.4. Xử lý các vết nứt ở vị trí tiếp giáp tường – cột, tường – đà và nứt ở mép cửa, cửa sổ

Xử lý bằng cách đặt tấm lưới thép để chống lại tình trạng biến dạng, co ngót. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tô lớp hồ dầu mỏng lên khu vực đặt lưới thép.

Bước 2: Đặt lưới thép vào vị trí vừa tô.

Bước 3: Tô tiếp một lớp hồ dầu mỏng thứ 2.

Bước 4: Thực hiện tô tường như bình thường.

Các vết nứt ở mép tường, vị trí tiếp giáp cần được xử lý cẩn thận theo các bước

Các vết nứt ở mép tường, vị trí tiếp giáp cần được xử lý cẩn thận theo các bước

3.5. Xử lý vết nứt tường lớn

Vết nứt rất nguy hiểm nên cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh chúng lan rộng và gây nứt cho các mảng tường lân cận.

Cách khắc phục tường nhà bị nứt trong trường hợp này là bạn nên trám vữa vào vết nứt, nhằm tạo độ bằng phẳng cho tường. Sau đó, tô thêm lớp bột bên trên rồi sơn lớp chống kiềm.

trạm vữa và chống thất ND

Xử lý vết nứt tường lớn bằng cách trám vữa và chống thấm vào vết nứt

Xử lý vết nứt tường sâu

Chắc hẳn không ít người thắc mắc nứt tường nhà có nguy hiểm không khi xuất hiện các vết sâu.

Thực tế, vết nứt có thể gây ảnh hưởng sâu bên trong, làm cho gạch cũng bị nứt. Về lâu về dài chắc hẳn bạn cũng phần nào mường tượng về hậu quả mà nó đem lại.

Trường hợp này xảy ra do kỹ thuật thi công chưa đúng hoặc làm sai quy trình. Các vết nứt sâu rất khó xử lý, cần có người am hiểu về kỹ thuật thi công thì mới có thể khắc phục triệt để được.

Do đó, nếu gặp tình trạng trên, bạn nên thuê một đội chuyên sửa chữa nhà uy tín hoặc công ty xây dựng chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả trong xử lý vết nứt.

đội sửa chữa tường chuyên nghiệp

Tường bị nứt sâu rất nguy hiểm, bạn nên thuê đội sửa chữa chuyên nghiệp để xử lý triệt để

Xử lý vết nứt ở mép sàn nhà hoặc mép cửa sổ

Với các vết nứt ở mép tường nhà, bạn nên thuê người đục lấy đà lanh tô và thay vào là cây đà dài hơn. Cách này sẽ giúp đảm bảo vết nứt sẽ không xuất hiện nữa.

Nếu không xử lý bằng cách trên mà chỉ dùng vữa trám vào vết nứt thì đây chỉ là phương án tạm thời. Bởi sau một thời gian, các vết nứt này sẽ xuất hiện lại.

Còn nền nhà quá yếu sẽ xuất hiện các vết nứt ở giữa tường và nền nhà có dấu hiệu hơi nghiêng. Đối với trường hợp này thì chi phí sửa chữa khá tốn kém, lại mất nhiều thời gian. Thậm chí, nếu tình trạng nặng thì bạn có thể phải phá dỡ để xây lại.

Trong bài viết trên đây, Cửa QuinDoor đã cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng nứt tường nhà từ đó đánh giá được viêc nứt tường nhà có nguy hiểm không? và cùng tìm ra giải pháp phòng người, xử lý và khắc phục phù hợp. Hi vọng với nội dung bài viết này, chúng tôi đã đưa tới cho bạn nhiều điều hữu ích mà bạn đang thật sự cần.

Trả lời