Bóng đè là gì? Giải mã hiện tượng bóng đè và cách chữa trị

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác khi đang ngủ có ai đó đè chặt lên ngực khiến bạn không thể thở được nhưng cũng không thể cử động chống cự lại? Đó chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp hiện tượng bóng đè. Vậy bóng đè là gì? nguyên nhân bị bóng đè do đâu? các nhà khoa học, Phật pháp,  tâm linh, phong thủy học… giải thích hiện tượng bóng đè như thế nào? khi bị bóng đè thì làm thế nào? và làm sao để hết bị bóng đè?… Hôm nay, cửa gỗ nhựa QuinDoor sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hiện tượng bóng đè và chia sẻ giải pháp hóa giải hiện tượng này. Mời các bạn đón đọc!

bóng đè khi ngủ

I. Bóng đè là gì?

Bóng đè có tên tiếng Anh là sleep paralysis (chứng liệt thân khi ngủ) là tình trạng khi bạn cảm giác toàn thân không thể cử động được mặc dù tinh thần vẫn tỉnh táo hay còn có thể hiểu: Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ.

Hiện tượng bị bóng đè xảy ra khi cơ thể chuyển giao giữa các giai đoạn thức và ngủ. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác không thể di chuyển hay nói năng gì được trong vòng vài giây hoặc lên đến vài phút. Ngay lúc đó muốn lên tiếng để gọi người bên cạnh nhưng không thể phát ra tiếng được rõ ràng. Sau khoảng một thời gian mới có thể trở lại trạng thái bình thường.

Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn người bình thường.

Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Bóng đè có thể bắt đầu trong thời niên thiếu và có thể trở nên thường xuyên trong những năm 20 và 30 tuổi.

bóng đè xảy ra phổ biến

II. Nguyên nhân bị bóng đè là gì

Sau khi đã biết được bóng đè là gì. Chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng này.

Trong khi ngủ, cơ thể thư giãn và các cơ bắp không di chuyển, điều này ngăn người ngủ tự làm mình bị thương khi họ có những hành động bất thường trong khi ngủ có giấc mơ. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục.

Muốn hiểu về nguyên nhân bị bóng đè, chúng ta cần biết: điều gì đã xảy ra trong khi ta đang ngủ. Nghiên cứu cho biết: giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ được chia làm 2 pha: pha ngủ nhanh (hay pha cử động mắt nhanh) và pha ngủ chậm.

Bóng đè khi ngủ liên quan đến sự gián đoạn hoặc phân mảnh giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM). Cơ thể xen kẽ giữa pha cử động mắt nhanh và pha ngủ chậm (non-rapid eye movement – NREM).

hiện tượng bóng đè là gì

Một chu kỳ REM-NREM kéo dài khoảng 90 phút và phần lớn thời gian dành cho việc ngủ là ở NREM. Trong thời gian NREM, cơ thể thư giãn. Trong thời gian REM, mắt di chuyển nhanh, nhưng cơ thể được thư giãn. Giấc mơ xảy ra vào thời điểm này.

Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất đồng cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi. Các khu vực của bộ não phát hiện các mối đe dọa đang ở trạng thái cao và quá nhạy cảm.

III. Giải thích về hiện tượng bóng đè là gì

3.1. Giải thích theo Phong thủy, quan niệm phật pháp, tâm linh

Theo góc độ phong thủy

Hiện tượng bóng đè khi ngủ có thể do hướng nhà xấu, hướng phòng ngủ, hướng giường ngủ chưa phù hợp, hoặc do đồ đạc bố trí trong phòng chưa hợp lý, phạm vào những điều tối kỵ trong phong thủy gây nên.

Theo Phật pháp

Giải thích theo góc độ Phật pháp thì nguyên gốc tạo ra hiện tượng bóng đè là do khối năng lượng tham sân si tích tụ trong mỗi người. Khi con người tích lũy các suy nghĩ, hành động hay lời nói không tốt đẹp. Để đến một thời điểm nào đó, con người mắc nhân quả là bị bóng đè.

Theo các bậc thiền sư thì để hóa giải cho người thường xuyên bị bóng đè chính là hướng cho họ tới một đời sống cân bằng và hài hòa.

Bản thân mỗi người có thể kết hợp các liệu pháp cân bằng thân tâm như tập thể dục thể thao cũng như nâng cao sức khỏe thể chất hay có thể chia sẻ với các nhà tâm lý để mình có cái nhìn tích cực về bản thân.

Giải thích theo tâm linh

Hiện tượng bóng đè là gì theo tâm linh đã được giải thích nhiều lần. Họ cho rằng, ma làm chính là nguyên nhân gây nên tình trạng này.Có nhiều người cho rằng bóng đè là một hiện tượng ma quỷ tạo nên. Hoặc là nghĩ thế giới bên kia đang có thế lực hung ác đến hại mình. Bởi vì con người thậm chí có thể cảm nhận rõ một người khác xuất hiện rõ ràng trong ý thức của bản thân.

Nếu một người thường xuyên bị bóng đè, chắc chắn tinh thần và sức khỏe của họ không hề ổn định. Họ bỗng dưng cảm thấy lo sợ thường xuyên hoặc nảy sinh những ý định không tốt. Một hồn ma, một ác quỷ đã ngồi đè lên trên cơ thể người. Từ đó, khiến họ cảm giác bị nghẹt thở cũng như khó chịu. Từ đó, tạo ra cảm giác bóng đè.

bóng đè theo tâm linh

Theo tâm linh thì bóng đè là do ma quỷ gây ra

Nhiều người theo thuyết tâm linh tin rằng, bóng đè chính là do con mộc gây nên. Hiểu đơn giản là một con chim bị thương đậu trên cây làm máu chảy. Khi dùng gỗ của cây làm giường, hồn ma của con chim sẻ ám và gây nên hiện tượng bóng đè. Điều này không hợp lý bởi có nhiều người bị bóng đè khi nằm trên giường sắt hay sàn gạch.     

3.2. Giải thích hiện tượng bóng đè theo khoa học

Cách giải mã hiện tượng bóng đè theo tâm linh không được khoa học chấp nhận. Các nhà khoa học cho rằng đó chỉ là lối giải thích mê tín, tin vào dị đoan. Và tất nhiên họ cũng đưa ra những giải thích của riêng mình. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng bóng đè ở người. Một trong số đó được nhắc đến nhiều nhất chính là do tâm lý căng thẳng, stress hay sức ép từ công việc quá lớn.

Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người phải chịu sức ép công việc rất lớn. Điều này khiến chu trình của giấc ngủ bị đảo lộn, trở nên hỗn loạn. Những yếu tố này sẽ cùng nhau kích thích lên vỏ não cũng một lúc và gây nên hiện tượng bóng đè.

bóng đè là gì, hiện tượng xảy ra do thiếu ngủ

Đôi khi, tư thế nằm ngủ cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng bóng đè. Bởi nó tạo sức ép rất lớn lên tim và khiến người bệnh gặp vấn đề khó chịu. Trong một vài trường hợp hiếm gặp, những bệnh liên quan tới tim mạch gây nên hiện tượng bóng đè. Tuy nhiên, điều này rất hiếm gặp và không được ghi nhận là một hiện tượng y khoa.

Theo các nhà nghiên cứu, phần lớn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bóng đè là vì tình trạng thiếu ngủ. Nếu người nào từng bị chứng rối loạn giấc ngủ thì họ có nguy cơ bị bóng đè khá cao. Tình trạng này kéo dài liên tục có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể con người. Ảnh hưởng đến thần kinh, chu kỳ giấc ngủ. Ngoài ra có thể khiến người đó sinh ra ảo giác hoặc hoang tưởng.

IV. Triệu chứng của hiện tượng bóng đè là gì

Các dấu hiệu và triệu chứng của bóng đè bao gồm:

– Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm.

– Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc  xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ.

– Không có khả năng di chuyển cơ thể khi ngủ hoặc khi thức dậy, kéo dài trong vài giây hoặc vài phút

– Tỉnh táo nhưng không thể nói trong khi bị bóng đè

– Có ảo giác và cảm giác sợ hãi

– Cảm thấy áp lực lên ngực

– Khó thở

– Cảm giác như cái chết đang đến gần

– Đổ mồ hôi, đau đầu, đau cơ và hoang tưởng

– Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm thấy rất buồn và lo lắng

V. Khi bị bóng đè thì làm thế nào

Ngay khi bạn cảm nhận được rằng mình đang có các triệu chứng của bóng đè thì sẽ rất sợ hãi nhưng đây chính là lúc bạn cần giữ bình tĩnh nhất để thực hiện một vài cách chữa bóng đè, cụ thể như sau:

Điều số 1: Không nên phản kháng

Mặc dù khi bị bóng đè không ai cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên bạn cũng không nên quá hoảng loạn vì chính điều này sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nên nhớ giữ bình tĩnh và tuyệt đối không nên phản kháng lại các dấu hiệu của tình trạng bóng đè.

Điều số 2: Co duỗi ngón chân

Khi bị bóng đè thường thì bạn sẽ bị liệt ở phần bụng, ngực và cổ họng.  Do đó bạn nên cố gắng tập trung vào ngón tay hoặc ngón chân và thử cử động chúng. Việc cử động một bộ phận nào đó sẽ giúp đánh thức cơ thể, thoát khỏi tình trạng bị bóng đè. Nếu trường hợp đã cố gắng tập trung lực mà vẫn không thể cử động được chân hoặc tay thì nên dừng lại để hạn chế làm ảnh hưởng trầm trọng thêm cho cơ thể.

Điều số 3: Tập trung hít thở

Hãy cố gắng kiểm soát tốt hơi thở của bản thân và lấy lại bình tĩnh để giúp cải thiện nhanh chóng tình  trạng tê liệt. Đồng thời còn giảm bớt sự sợ hãi đang hiện hữu trong cơ thể bạn.

Điều số 4: Dùng tiếng ho

Bóng đè không làm cho các bộ phận bên trong cơ thể bị ảnh hưởng do đó bạn nên cố gắng dùng chúng để đánh thức bản thân. Có những trường hợp không thể tập trung hít thở được nhưng vẫn có thể ho được, do tiếng ho chịu sự điều khiển và kiểm soát của hệ thần kinh thực vật điều này cũng lý giải vì sao bạn ho ngay cả khi ngủ. Điều quan trọng khi bị bóng đè vẫn là bạn cần giữ bình tĩnh để tự tập trung đánh thức bản thân.

Điều số 5: Co giật khuôn mặt

Hãy thử co giật mặt của mình từ 2 – 3 lần ngay cả trong lúc bạn bị rơi vào trạng thái tê liệt và dẫn đến bóng đè. Chính việc tập trung vào để co giật khuôn mặt thì sẽ giúp bạn thoát ra khỏi tình trạng bóng đè.

Tuy nhiên nếu các dấu hiệu khó chịu của bóng đè vẫn liên tục tái diễn thường xuyên gây ra ảnh hưởng nhiều đến tinh thần thì bạn hãy đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc an thân trong thời gian ngắn như thuốc trầm cảm ba vòng. Các nhóm thuốc này có công dụng hạn chế sự bất động, giảm ảo giác khi bạn thức dậy hoặc khi bạn mới bắt đầu vào những giấc ngủ nhanh.  Nên duy trì điều trị trong vòng vài tháng, thường xuyên theo dõi các triệu chứng, tần suất của hiện tượng đó có được cải thiện hay không.

VI. Làm sao để hết bị bóng đè

Đối với những người thường xuyên bị bóng đè khi ngủ, họ luôn trăn trở tìm kiếm các giải pháp khắc phục tình trạng này. Vậy làm sao để hết bị bóng đè?

Theo các chuyên gia y khoa, nếu bạn không muốn bị và phòng tránh hiện tượng bóng đè thì nên chú ý một số biện pháp dưới đây:

Thay đổi tư thế ngủ

Khi đi ngủ bạn nên nằm nghiêng sẽ đẩy lùi được tình trạng bóng đè. Cách này được nhiều người lựa chọn và sử dụng ngay cả khi người bị thần kinh yếu thì khi nằm nghiêng cũng không còn gặp phải bóng đè.

Giải quyết các vấn đề căng thẳng và ngủ đủ giấc

– Bạn đang gặp các vấn đề căng thẳng thì nên giải quyết những điều đó để làm giảm các triệu chứng của bóng đè.

– Nên ngủ đủ giờ, thường sẽ phải ngủ 7 – 8 tiếng. Xây dựng thời gian ngủ nghỉ hợp lý. Đặc biệt khi ngủ cần trong một môi trường yên tĩnh, thoáng mát, rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. Những người thường xuyên bị bóng đè nên trang bị cho mình giường ngủ sạch sẽ, êm ái.

Thay đổi các thói quen sinh hoạt không tốt

– Không nên dùng các chất kích thích, rượu bia trước khi đi ngủ trước khoảng 2 – 3 tiếng. Cũng không nên ăn quá no trước giờ đi ngủ. Thuốc lá, thuốc lào cũng là nguyên nhân gây khó ngủ nên bạn cần chú ý hạn chế để có được giấc ngủ ngon phòng tránh hiện tượng bóng đè.

– Thay đổi thói quen sinh hoạt, cuộc sống lành mạnh, ăn uống điều độ.. để có sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh nên không bị bóng đè.

– Giảm sự căng thẳng trong cuộc sống, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đọc sách… để lấy lại sự cân bằng cho bản thân.

căng thẳng dẫn tới bóng đè

Giải quyết bóng đè theo một số góc độ khác

Còn nếu theo tâm linh thì khi bị bóng đè bạn có thể kiếm nhọ nồi bôi vào gan bàn chân, hoặc lấy cành dâu tằm, dao để dưới gối bạn ngủ, đặt ở đầu giường, niệm phật khi bị bóng đè cũng có thể thoát khỏi tình trạng bóng đè.

Theo góc độ Phật pháp: Bạn có thể tĩnh tâm, thư giãn bằng cách đọc kinh, niệm phật, hồi hướng để tinh thần thoải mái, từ đó có được giấc ngủ ngon, sẽ tránh được hiện tượng bóng đè.

Theo các chuyên gia về phong thủy: bạn cần xem xét lại vị trí đặt giường ngủ, hướng giường, hướng cửa  phòng ngủ, hướng nhà… xem đã phù hợp với bản mệnh, với tuổi mình chưa. Từ đó có những thay đổi cụ thể, mục đích cuối cùng là tạo cảm giác yên tâm cho bản thân để có được giấc ngủ ngon.Bạn hãy luôn giữ bình tĩnh áp dụng các mẹo chữa bóng đè phù hợp với mình để giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng này một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

VII. Lời kết

Những thông tin trên đây giúp bạn nắm được bóng đè là gì, nguyên nhân bị bóng đè, giải thích hiện tượng bóng đè theo các góc độ và đưa ra một số giải pháp giúp bạn có thể thoát được hiện tượng bóng đè khi ngủ. Tuy nhiên, tất cả những thông tin đều mang tính chất tham khảo. Nếu bạn thường xuyên bị bóng đè và áp dụng những biện pháp mà cửa QuinDoor gợi ý trên đây nhưng không cải thiện, bạn hãy liên hệ với bác sĩ, các nhà tâm lý để được thăm khám và nhận lời khuyên từ họ. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Trả lời